Buổi hội thảo trực tuyến với chủ đề: “Ứng Dụng Công Nghệ Trong Vận Hành Doanh Nghiệp Xây Dựng – Kiến Trúc – Thi Công” được diễn ra vào sáng ngày 16/10/2021 vừa qua đề cập tới câu chuyện về thị trường xây dựng. CEO Phạm Văn Lương – Chủ tịch của Kisato với vai trò vừa là diễn giả của chương trình vừa là case-study thực tế đã chia sẻ cách doanh nghiệp Kisato “thích ứng và sống chung” với đại dịch cũng như đem tới cho nhiều doanh nghiệp cùng ngành giải pháp số giúp phục hồi mạnh mẽ, đảm bảo phát triển bền vững sau khủng hoảng.
Xem video chi tiết buổi chia sẻ của diễn giả Phạm Văn Lương
Cách mà Kisato có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường xây dựng
Vốn là người đam mê toán học, yêu thích tư duy logic vì vậy những chia sẻ của CEO Phạm Văn Lương gần gũi đúng với tính cách con người ông. Trước khi đi sâu về vấn đề ứng dụng công nghệ trong vận hành cỗ máy doanh nghiệp thì vị Chủ tịch Kisato cũng có đôi lời tâm sự về việc tại sao trong một thời gian ngắn Kisato đã có thể chọn cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường xây dựng cho tới bây giờ.
Ông nói khi mà các đơn vị khác vẫn đo đạc khuôn đất bằng phương pháp thước cuộn thủ công trong khâu khảo sát nhà thì Kisato đã đưa thiết bị Flycam vào để thực hiện. Thiết bị này hỗ trợ các KTS định hình khuôn đất từ trên cao và đưa mô hình thiết kế sơ bộ trực tiếp vào hình ảnh giúp gia chủ có thể hình dung rõ nét nhất.
Bên cạnh đó là việc xác định rõ ràng định hướng thị trường cho mục tiêu của Kisato. Theo đó, Kisato hướng đến việc thực hiện thiết kế các công trình phủ sóng trên khắp 63 tỉnh thành không quản ngại vị trí địa lý xa xôi, luôn mong muốn lan tỏa giá trị tốt đẹp đến cho nhiều người dân ở cả vùng nông thôn, chứ không làm giống như những đơn vị lúc đó là chỉ thiết kế gói gọn trong một vùng và chủ yếu ở khu vực thành thị.
Và một điều nữa là Kisato sử dụng công nghệ thiết kế BIM vào bản vẽ, nghĩa là cứ bản vẽ 2D thì lại kèm bản vẽ 3D đi cùng giúp cho gia chủ, đội ngũ thợ, những người không biết gì về kiến trúc cũng có thể hiểu được bản thiết kế. Trong khi đó ở đơn vị khác họ chỉ sử dụng các bản vẽ 2D rất khó có thể hình dung được mẫu nhà.
Tất cả đó vị CEO gọi là sự khác biệt làm nên những bước tiến mạnh mẽ, thần tốc của Kisato. Ông cũng khẳng định rằng đó là công nghệ và sự sống còn của doanh nghiệp phụ thuộc vào công nghệ rất nhiều.
Công nghệ được CEO Phạm Văn Lương nghiên cứu – thử nghiệm – ứng dụng vào vận hành Kisato như thế nào?
Công nghệ phát triển kéo theo nhiều phần mềm, nền tảng công nghệ góp phần quan trọng vào việc quản lý và vận hành doanh nghiệp dễ dàng hơn. Từ đó, tạo những bước đệm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn.
Công nghệ trở thành bộ phận không thể thiếu trong quá trình quản lý, vận hành doanh nghiệp trong thời đại 4.0 hiện nay. Vì vậy, nếu không cập nhật và áp dụng công nghệ vào kinh doanh, doanh nghiệp bạn sẽ bị lạc hậu và chậm tiến. Minh chứng cho điều đó vị CEO đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể tuy nhỏ nhưng đang trở thành một phương tiện truyền thông hấp dẫn nhất hiện nay đó chính là phát triển từ kênh online Youtube.
Trong hoạt động kinh doanh nếu các cấp lãnh đạo không quản lý chặt chẽ sẽ phát sinh ra rất nhiều vấn đề. Áp dụng công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp quản lý chính xác, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, ông luôn hướng tới mục tiêu tối ưu quy trình quản lý và hiệu quả vận hành, theo đó với việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số vào quy trình làm việc sẽ làm gia tăng hiệu quả trong công tác quản lý, tối ưu hóa chi phí và đặc biệt nhằm tạo lợi thế cạnh tranh khác biệt so với đối thủ. Và ứng dụng 1office đã giúp Kisato thỏa mãn những mong muốn đó.
Với ứng dụng này các doanh nghiệp có thể dễ dàng cài đặt trên cả máy tính lẫn điện thoại để thực hiện các nhiệm vụ, chức năng từ xa mà đặc biệt người quản lý có thể bao quát toàn bộ công việc và theo dõi sát sao từng tiến độ, nhiệm vụ của mỗi nhân viên, từ đó có định hướng đúng đắn để điều chỉnh hoạt động sao cho hiệu quả nhất. Điều làm ông tâm đắc nhất mà ông rất mong muốn nhiều doanh nghiệp khác có thể tham khảo và áp dụng đó chính là mô hình “vận hành tự động” hay cỗ máy kiếm tiền tự động mà ông đã dày công nghiên cứu. Cỗ máy được thiết lập như sau:
- Hệ thống hóa -> Tự động hóa -> Quy trình hóa -> Chuyên môn hóa -> Tối ưu hóa -> Đơn giản hóa -> Nhân bản hóa
Và để làm được những điều trên thì CEO nhấn mạnh cần phải sử dụng công nghệ, công nghệ sẽ hỗ trợ đắc lực cho các Leader/Manager nhìn được hướng đi tiếp theo trong công việc. Một điều mà ông cũng lưu ý với các doanh nghiệp đó là mỗi doanh nghiệp cần phải chọn lựa cho mình mô hình đầu tư công nghệ phù hợp để đạt được mục tiêu khai thác tối đa bằng việc phải luôn sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những ứng dụng mới để biết được nó có đáp ứng được nhu cầu công việc của mình không, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp.
Có 5 yếu tố tiêu biểu của một doanh nghiệp được CEO vẽ ra trên giấy có sự tương quan tác động qua lại lẫn nhau là: “Sản phẩm – Marketing – Bán hàng – Vận hành doanh nghiệp – Công nghệ”. Có thể nói đây là 5 yếu tố sống còn của một công ty nói chung và để chứng minh rằng ứng dụng công nghệ là một sự cần thiết đối với 4 yếu tố trên thì CEO đã đưa ra những bài học từ kinh nghiệm thực tiễn mà ông đã cùng Kisato trải qua trong suốt chặng đường dài cho tới hôm nay. Ông chỉ ra nỗi đau không chỉ riêng bản thân ông gặp phải mà hầu hết các doanh nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực thi công nhà cũng đang đau đầu đó là khi người lãnh đạo làm tốt các vấn đề về “Sản phẩm – marketing – bán hàng” thì “Vận hành doanh nghiệp” sẽ bỗng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Ông nêu ra những dẫn chứng vô cùng cụ thể và thuyết phục để giải thích cho những quan điểm mà ông đưa ra. Đồng thời cũng không quên đưa ra giải pháp mà ông đã nghiên cứu và tìm ra để khắc phục cho vấn đề đó, đó chính là tìm hiểu – thử nghiệm và áp dụng công nghệ. 1office chính là ứng dụng khiến ông vô cùng hài lòng cho tới thời điểm hiện tại. Ông cũng chia sẻ thêm một trong những bước nên được thực hiện trước khi bắt tay vào quá trình chuyển đổi kỹ thuật số là trao quyền cho nhân viên. Cung cấp kiến thức và đào tạo nhân viên để họ có thể đảm bảo các hệ thống mới được vận hành an toàn, bảo mật và hiệu quả. Đồng thời, trao quyền để nhân viên có thể tự quyết định khi có vấn đề xảy ra.
Trong bối cảnh các thành phố lớn dần nới lỏng giãn cách, nhiều công trình từng bước hoạt động trở lại, các doanh nghiệp xây dựng cũng cần chuẩn bị kế hoạch trở lại “đường đua” để sinh tồn sau thời gian dài ngủ đông. Đây chính là thời điểm phù hợp để các nhà quản lý tìm hiểu và ứng dụng các giải pháp công nghệ để tối ưu hóa việc quản lý và giám sát hoạt động thi công. Và trước khi buổi hội thảo kết thúc CEO Phạm Văn Lương có đưa ra một lời khuyên cho mọi doanh nghiệp đang có mặt tại buổi giao lưu trực tuyến đó là “Hãy “chơi” với những công ty đang có tốc độ chuyển đổi số nhanh, hãy “nghe ngóng” những “từ khóa” được họ chia sẻ để biết cách cập nhật, nắm bắt xu hướng rồi từ đó tìm hiểu và áp dụng để doanh nghiệp mình tiến nhanh và tiến xa hơn so với đối thủ trên trường đua”.