Cách Tìm Ra Sứ Mệnh Cuộc Đời Và 4 Chiến Lược Giúp Bạn Đạt Mục Tiêu Nhanh Hơn

bởi Phạm Văn Lương

Không phải ở đâu bạn cũng có cơ hội để trò chuyện và học hỏi những người thành công. Và các buổi chia sẻ thông qua hình thức video cũng thực sự đem lại cho bất kì ai trong chúng ta những câu chuyện, kinh nghiệm thành công quý báu.

Tôi rất thích câu nói:

Để thành công, ai cũng cần một khát khao cháy bỏng và sự rõ ràng về mục đích, kiến thức, về những điều mà mình mong muốn.
Napoleon Hill

Để có thể trở thành một người thành đạt trong lĩnh vực xây dựng, tôi luôn có những tầm nhìn dài hạn, có khát vọng phát triển vì mục đích tốt đẹp của đất nước nói chung và ngành nghề xây dựng nói riêng

Mỗi người sinh ra đều có sứ mệnh riêng của mình

Mời các bạn cùng xem video dưới đây.

Bạn có thể hiểu rằng khi bạn được sinh ra trên cuộc đời này, bạn đã là người may mắn rồi. Vào thời khắc bạn sinh ra ấy, bạn đã mang trong mình một sứ mệnh riêng cần phải thực hiện. Nếu như bạn sống theo sự sắp đặt của người khác thì bạn chắc chắn sẽ không nhận ra ý nghĩa của mình nữa.

Có người đặt câu hỏi với tôi là tìm ra sứ mệnh có khó hay không? Đối với bản thân tôi mà nói thì việc tìm ra sứ mệnh không hề đơn giản một chút nào. Không dĩ nhiên vừa ra đời bạn đã được “gắn tờ hướng dẫn thực hiện” sứ mệnh và bạn chỉ cần làm theo, mà nhiệm vụ của bạn là đi tìm ra điều đó, và rồi thực hiện nó với tất cả tâm sức và cố gắng của mình.

Cristiano Ronaldo sinh ra với sứ mệnh là cầu thủ bóng đá. Taylor Swift sinh ra với sứ mệnh là ca sĩ. Tôi sinh ra với sứ mệnh là “dùng sự hiểu biết, kiến thức, lòng nhiệt huyết của mình để chia sẻ, truyền cảm hứng, từ đó giúp mọi người nâng cao chất lượng cuộc sống” hay có thể gói gọn lại là “đào tạo”. Như Steve Jobs đã nói trong bài diễn văn nổi tiếng của mình ở ĐH Stanford là “chúng ta phải kiên trì đi tìm đam mê của mình, không bao giờ bỏ cuộc. Tìm được đam mê rồi thì chúng ta sẽ thực hiện nó một cách đầy nhiệt huyết và không còn cảm giác “phải” làm việc một ngày nào nữa”.

Nếu chúng ta không tìm được sứ mệnh đã nằm sẵn trong con người mình, thì cuộc sống và công việc sẽ không bao giờ được thỏa mãn. Chúng ta sẽ phải làm việc mà không có niềm hứng khởi và hiệu quả công việc cực thấp. Giống như khi Cristiano Ronaldo đi hát, Taylor Swift đi đào tạo và tôi đi đá bóng vậy.

Sứ mệnh được hình thành từ trải nghiệm của mỗi người

Con người chúng ta khi sinh ra ví như một tờ giấy trắng. Tất cả những điều xảy đến trong cuộc đời mỗi người đều khác nhau, do vậy trải nghiệm cũng không giống nhau. Tuy nhiên, để tìm được sứ mệnh cho mình trước hết ta cần xác định mục tiêu.

Nếu bạn không thấy mình có tài năng nổi bật nào để theo đuổi, thì bạn cũng không phải đợi ai đó ban cho, mà chính bạn phải học tập, rèn luyện để có được tài năng đó. Những nhân viên bảo vệ có thể tự chọn cho mình sứ mệnh là “sứ giả nụ cười” và liên tục rèn luyện mình để trở thành một con người luôn vui vẻ và đem đến nụ cười cho tất cả khách hàng của mình. Không cần năng khiếu trời ban, bạn hoàn toàn có thể chọn sứ mệnh cho mình.

Tất cả những gì bạn làm, bạn trải qua, bạn tiếp nhận đều là những thứ ở môi trường bên ngoài. Còn rất nhiều tài năng, sở thích, tính cách bẩm sinh chúng ta có, tuy nhiên cuộc đời thường không ở những thái cực đó. Chúng ta thường nằm ở khoảng giữa, là sự kết hợp của cả hai góc nhìn này. Và khi dung hòa, giao thoa được giữa hai vấn đề này thì bạn sẽ khám phá ra được sứ mệnh của mình.

Chiến lược giúp bạn đạt được mục tiêu nhanh hơn so với người khác

Bạn đã từng nghe về mục tiêu SMART? Bạn đã nghe điều kỳ diệu về nguyên tắc thông minh này trong lập kế hoạch cá nhân, tương lai và trong cuộc sống. Tôi sẽ hướng dẫn và chia sẻ cho bạn cách để lập mục tiêu SMART.

Mục tiêu SMART thực ra được cấu thành từ 5 yếu tố chính, cũng là 5 chữ cái đầu tiên của các yếu tố này:

S – Specific : có nghĩa là “Cụ thể, dễ hiểu”.

M – Measurable : có nghĩa là “Đo lường”.

A – Attainable : có nghĩa là “Tính khả thi”.

R – Relevant : có nghĩa là “Thực tế”.

T – Time-Bound : có nghĩa là “Thời gian hoàn thành”.

Bên cạnh những yếu tố này, tôi muốn chia sẻ thêm cho các bạn 2 yếu tố nữa đó là tiếp cận những người thành công và hỏi về mục tiêu cụ thể mà họ đã đạt được là bao nhiêu trong thời gian bao lâu. Và cuối cùng là mục tiêu có cảm xúc, có nghĩa là mục tiêu đấy khiến bạn phải dốc lòng, dốc sức để cố gắng đạt được chứ không phải mục tiêu chỉ viết ra cho có.

Các bước thiết lập mục tiêu SMART là gì?

Để thiết lập mục tiêu SMART, bạn cần làm theo những bước sau đây:

1. Định hình mục tiêu của mình

Dựa vào các tiêu chí trên, bạn bắt đầu phân tích và tiến hành xác định mục tiêu cho mình. Bạn cần trả lời những câu hỏi sau đây:

S – Specific : Có nghĩa là những điều cụ thể, dễ hiểu: “Bạn muốn đạt được điều gì trong tương lai?”, “ Số liệu ra sao?”

M – Measurable : Đưa ra những giá trị có thể đo lường: “Con số cụ thể của dự án này mong muốn đạt được là bao nhiêu?”

A – Attainable : Tính khả thi của mục tiêu: “Có khả thi hay không?”.

R – Relevant : Xác định thực tế: “Chi tiết tình hình hiện tại như thế nào? Có phù hợp với tình hình hiện tại hay không?”

T – Time-Bound : Thời gian hoàn thành: “Thời gian hoàn thành hợp lý là khi nào?”

2. Viết mục tiêu đó ra

Sau khi đã định hình được rõ ràng mục tiêu, bạn cần viết ra trên giấy hoặc trên word một cách rõ ràng, cụ thể. Tốt nhất là bạn nên in ra (nếu viết trên word) và để trên bàn làm việc, trong ví, bất cứ đâu bạn có thể nhìn thấy ngay để nhắc nhở bản thân và tạo động lực cho bản thân mỗi ngày.

3. Lập kế hoạch chi tiết

Sau khi có được mục tiêu của chính mình, việc bạn cần làm chính là lập kế hoạch chi tiết nhất để đạt được mục tiêu đó. Bạn phải xác định được mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng hoặc mỗi năm bạn sẽ cần làm gì để đạt được điều đó. Viết luôn yêu cầu công việc bạn phải thực hiện vào từng giai đoạn. Đặc biệt, bạn phải luôn kiểm tra định kỳ rằng bạn đã có hoàn thành được các giai đoạn đã đề ra hay không? Bạn phải luôn nghiêm chỉnh thực hiện theo kế hoạch đã đề ra để đạt được mục tiêu nhanh nhất có thể.

Kết luận

Tóm lại, trong những năm đầu của cuộc đời, chúng ta sẽ dành nhiều thời gian để đi tìm, để khám phá ra con người mình. Và kết quả của chặng đường đó là một số những điều mà chúng ta có khả năng làm tốt, và biết rõ những điều chúng ta không muốn làm.

Ví dụ như tôi nhận thấy rằng những năm công tác trong nghề xây dựng tôi có khả năng kinh doanh, và sau quá trình kinh doanh đó tôi lại nhận thấy mình có thể lan tỏa được những kiến thức, kinh nghiệm, có thể mang chúng đi đào tạo lại cho thế hệ đi sau. Nhưng chắc chắn, tôi sẽ không làm diễn viên hay ca sĩ.

Một thời gian sau, khi đã hiểu về bản thân mình đủ nhiều, thì chúng ta sẽ vạch ra một vài thứ và phải cố gắng thực hiện nó thật tốt. Đây chính là giai đoạn “tạo nên” sứ mệnh. Tôi luôn muốn nhấn mạnh rằng không có tài năng nào tự dưng đến và giúp chúng ta làm được một cách dễ dàng cả. Phải bỏ rất nhiều thời gian và công sức thì mới trở thành một người xuất sắc trong lĩnh vực đó.

Trong quá trính làm thật nhiều này, thử và sai, làm và thất bại, thành công cũng sẽ xuất hiện. Dần dần chúng ta sẽ biết rõ hơn về các việc chúng ta làm và thu gọn danh sách sứ mệnh lại, chọn ra một hoặc một vài cái chúng ta làm tốt nhất. Lúc đó, sứ mệnh cũng được hình thành và hiện ra rõ nét hơn.

You may also like

Để lại bình luận

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo

Popup-tu-duong-kisato