5 Bước Đơn Giản Để Xây Dựng Thói Quen Tốt

bởi Nguyễn Thị Dinh

Xây dựng được một thói quen tốt là một quá trình dài và cần sự kiên trì. Vậy thói quen là gì? Thói quen là những hành động được lặp đi lặp lại, làm thế nào để xây dựng được những thói quen tốt trong thời gian ngắn và loại bỏ những thói quen xấu trong cuộc sống của chúng ta.

Hãy cùng xem video dưới dây nhé: 

Các bước để xây dựng thói quen

Bước 1: Liệt kê toàn bộ thói quen hàng ngày

Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có rất nhiều các thói quen,hãy liệt kê tất cả những thói quen hàng ngày mà chúng ta lặp lại, có những thói quen tốt hay những thói quen xấu, những thói quen lớn hay những thói quen nhỏ nhặt.

Bước 2: Phân loại những thói quen

Khi chúng ta liệt kê được những thói quen hàng ngày, hãy phân loại ra đâu là những nhóm thói quen tốt và đâu là những nhóm thói quen xấu.

Phân loại ra được nhóm thói quen như vậy để chúng ta biết được cần loại bỏ đi những nhóm thói quen xấu và bổ sung thêm những thói quen tốt mà chúng ta mong muốn có. Từ đó chúng ta xây dựng được những thói quen tích cực trong lối sống mà chúng ta đang sống.

Bước 3: Lựa chọn những thói quen dễ dàng thực hiện để hành động trước tiên

Lựa chọn những thói quen dễ dàng để làm trong nhóm thói quen tốt hàng ngày để bắt đầu hành động, hãy chỉ tập trung vào thói quen đó để hành động hàng ngày, lặp lại nó liên tục trong vòng 90 ngày. Khi mà bạn hành động liên tục như vậy, nó sẽ hình thành được thói quen.

Các yếu tố tác động trong hình thành thói quen

Hình thành nên một thói quen có rất nhiều yếu tố tác động:

  • Môi trường: Môi trường xung quanh chúng ta có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành thói quen. Ví dụ như nếu bạn sống trong một môi trường làm việc năng động, thường xuyên tập thể dục, bạn có xu hướng hình thành thói quen tập luyện thường xuyên hơn, hoặc chúng ta thường xuyên giao lưu, liên kết với những người bạn có năng lượng tích cực thì năng lượng tích cực đó nó sẽ lan tỏa đến chúng ta và chúng ta sẽ có tinh thành hành động tập luyện thói quen đó hơn.
  • Kiến thức: Kiến thức là điều mà cũng có thể ảnh hưởng đến việc hình thành thói quen. Ví dụ như nếu bạn muốn hình thành thói quen chạy bộ, bạn phải tìm hiểu toàn bộ thông tin, kiến thức liên quan về thói quen chạy bộ để làm sao cho đúng cách. Nếu bạn biết nhiều kiến thức, thông tin về lợi ích của việc tập luyện thể thao, bạn có thể dễ dàng hình thành thói quen tập luyện hơn.
  • Kỹ năng: Kỹ năng của chúng ta cũng có thể ảnh hưởng đến việc hình thành thói quen. Nếu bạn không có kỹ năng hay kinh nghiệm, bạn có thể không thể hình thành thói quen làm việc hiệu quả.
  • Khả năng kiểm soát bản thân: Khả năng kiểm soát bản thân của chúng ta cũng ảnh hưởng đến việc hình thành thói quen. Nếu bạn không thể kiểm soát bản thân khi đối mặt với cám dỗ, sự nản chí, bạn có thể không thể hình thành thói quen và dễ dàng bỏ cuộc.
  • Động lực: Động lực của chúng ta cũng ảnh hưởng đến việc hình thành thói quen. Bạn nên tìm cho mình một người đồng hành, người bạn đó không phải là người chỉ dẫn những kỹ năng hay dạy bạn như thế nào, mà người bạn đồng hành đó là người giúp chúng ta có động lực nhiều hơn, thúc đẩy, động viên chúng ta hơn, để hành động đó của chúng ta được lặp lại một cách thường xuyên hơn.

Kết luận

Hình thành nên được một thói quen không phải dễ dàng. Nhưng nếu bạn xây dựng và có sự bền bỉ, kiên trì và những hành động đó được lặp đi lặp lại hàng ngày thì bạn sẽ hình thành nên được những thói quen đó một cách hợp lý trong cuộc sống.

You may also like

Để lại bình luận

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo

Popup-tu-duong-kisato